Tận dụng triệt để không gian nhà với thiết kế tầng áp mái

Tầng áp mái là không gian kiến trúc rất quen thuộc được rất nhiều gia đình lựa chọn khi xây nhà bởi nó mang đến vẻ đẹp độc đáo và làm tăng thêm diện tích sử dụng cho ngôi nhà.

Tầng gác mái là gì?

Tầng áp mái là khu vực nằm trên cùng của ngôi nhà. Khu vực này nằm bên trong không gian của mái dốc mà toàn bộ hoặc một phần mặt đứng của nó được tạo bởi bề mặt nghiêng hoặc mái gấp, trong đó tường đứng (nếu có) có chiều cao không quá 1,5m (so với mặt sàn).

Có nên xây tầng áp mái không?

Nếu biết cách xây dựng tầng áp mái, đây sẽ là không gian vô cùng sáng tạo của ngôi nhà. Thiết kế tầng áp mái một chút có thể biến những khuyết lõm của mái nhà trở nên đặc biệt và hữu ích hơn. Đây có thể là phòng sinh hoạt hoặc một khu vườn xanh mát. Bên cạnh đó, tầng áp mái còn mang lại tầm nhìn đẹp nhất ra bên ngoài, nhất là xung quanh nhà không bị che khuất thì nên tận dụng lợi thế này.

Nguyên tắc thiết kế tầng áp mái

Xây tầng áp mái không phải là điều dễ dàng ở một đất nước khí hậu nhiệt đới, mưa nhiều như Việt Nam. Để thiết kế được tầng áp mái đẹp và tiện dụng, bạn cần nắm bắt một số nguyên tắc sau:

Ưu tiên việc thiết kế cửa sổ

Nguyên tắc ưu tiên đầu tiên là bố trí cửa sổ trước bởi tầng áp mái có không gian khá hẹp. Một tầng áp mái có thể thiết kế nhiều cửa sổ sẽ cung cấp ánh sáng tự nhiên, cung cấp view đẹp, tạo sự thoải mái cho người sử dụng.

Tạo điểm nhấn cho tường

Nhược điểm của phòng áp mái là có nhiều góc cạnh, đặc biệt là các góc mái với mặt sàn. Vì vậy, bạn thiết kế các món đồ nội thất sao cho vừa vặn với không gian. Ngoài ra, bạn có thể bằng giấy dán tường họa tiết để tạo thêm điểm nhấn cho bức tường, tranh nghệ thuật hoặc chậu cây,… sẽ khiến cho căn phòng trở nên hoàn toàn khác biệt.

                                          Nên sáng tạo để làm cho không gian tầng áp mái thêm sinh động

Phân chia không gian chức năng

Khi xây tầng gác mái, bạn nên phân chia thành các không gian nhỏ để tận dụng hết công năng. Một tầng áp mái có thể bao gồm một phòng đọc sách và một phòng ngủ. Nên thiết tầng đồng bộ với các phòng khác để hoàn thiện tổ ấm của gia đình một cách hoàn hảo nhất

Trang trí đơn giản

Đồ nội thất cho phòng áp mái thì nên ưu tiên sử dụng các đồ vật có thiết kế tối giản. Hạn chế sử dụng đồ gỗ bởi đồ gỗ sẽ bị giãn nở và bị cong vênh trong điều kiện khí hậu ở Việt Nam. Tốt nhất là sử dụng đồ trang trí bằng kim loại, nhựa hoặc các chất liệu nhân như: mây, tre, …

Nguyên tắc chống nóng cho tầng áp mái

Là nơi cao nhất của ngôi nhà, tầng áp mái sẽ tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời. Vào những ngày hè, thời tiết nắng nóng, nhiệt độ có thể cao tới 35 – 40 độ C. Để tránh sự khó chịu khi sinh hoạt tại tầng áp mái vào mùa hè, bạn có thể tham khảo một số biện pháp chống nóng sau:

Sử dụng vật liệu chống nóng

Sử dụng các vật liệu chống nắng luôn là giải pháp nhanh chóng và hiệu quả nhất cho phòng áp mái. Dưới đây là một số loại vật liệu hay được sử dụng:

Trần và tường thạch cao: Trần và tường có thể làm nghiêng hoặc làm dạng vòm cong theo mái với 1 lớp tấm thạch cao dày từ 9 đến 16cm.

Tôn cách nhiệt: Tôn cách nhiệt là loại tôn có 3 lớp. Sử dụng vật liệu này cũng có thể giúp giảm hấp thụ nhiệt cho mái và chống nóng cho căn phòng.

Các loại ngói: Ngói chống nắng được nhiều gia đình sử dụng bởi giá thành rẻ và tính hữu dụng của nó.

Kiến trúc cửa sổ mái

Thiết kế kiến trúc cửa sổ mái là cách thứ hai để chống nóng cho tầng áp mái là. Nên lựa chọn những sản phẩm cửa sổ mái phù hợp, thông gió tốt, có thể ngăn chặn những tia UV có hại của Mặt trời, tạo ra một môi trường thoải mái hơn.

Sử dụng nguồn điện làm mát

Cách cuối cùng để chống nóng là sử dụng nguồn điện làm mát như: điều hòa, quạt phun sương, … Cách làm này tuy hiệu quả nhưng lại khá tốn kém.

Các mẫu thiết kế tầng áp mái đẹp nhất

                         Ý tưởng thiết kế tầng áp mái để làm việc
Thông tin liên hệ:

Hệ thống Showroom: